Tài sản hư hỏng, hết gía trị sử dụng sẽ được công ty quyết định thanh lý tài sản và chuyển nhượng hoặc hủy bỏ. Vậy thủ tục để thanh lý tài sản cố định như thế nào? Kế toán Lê Ánh xin hướng dẫn bạn đọc vấn đề này trong bài viết dưới đây.
- Hồ sơ thanh lý tài sản cố định
Trước khi đơn vị làm thủ tục thanh lý tài sản phải tiến hành lập quyết định thanh lý tài sản và cần có những giấy tờ sau:
- Biên bản hủy tài sản cố định
- Biên bản đánh giá lại tài sản cố định
- Hợp đồng kinh tế bán tài sản cố định được thanh lý
- Biên bản kiểm kê tài sản cố định
- Biên bản giao nhận tài sản cố định
- Thanh lý hợp đồng kinh tế bán tài sản cố định
- Biên bản thanh lý tài sản cố định
- Quy trình thanh lý tài sản cố định
Bước 1: Đề nghị thanh lý tài sản
Căn cứ vào quá trình theo dõi sử dụng và kết quả kiểm kê tài sản, bộ phận cơ sở vật chất của doanh nghiệp sẽ lập tờ trình để lãnh đạo đơn vị phê duyệt thanh lý theo mẫu quy định.
Bước 2: Quyết định thanh lý tài sản
Lãnh đạo quyết định và thành lập hội đồng kiểm kê, đánh giá tài sản.
Bước 3: Thành lập hội đồng đánh giá, kiểm kê tài sản.
Hội đồng kiểm kê và đnáh giá sẽ bao gồm:
- Lãnh đạo đơn vị: Chủ tịch hội đồng
- Kế toán trưởng, kế toán tài sản
- Trưởng bộ phận cơ sở vật chất, cán bộ phụ trách tài sản
- Đại diện đoàn thể như công đoàn, thanh tra nhân dân.
- Các cán bộ có hiểu biết về đặc điểm, kỹ thuật của tài sản được thanh lý.
Bước 4: Thực hiện thanh lý
Bước 5: Tổng hợp và xử lý kết quả thanh lý
Hội đồng thanh lý lập biên bản thanh lý tài sản cố định
Bộ phận kế toán ghi giảm tài sản và giá trị tài sản theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định như sau:
Mẫu số 02-TSCĐ
Đơn vị (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
Bộ phận Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)
BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ
Ngày….tháng….năm
Số:…….
Nợ:…….
Có:…….
Căn cứ quyết định số:……………ngày….tháng….năm….của…………… về việc thanh lý TSCĐ.
I- Ban thanh lý TSCĐ gồm:
-Ông/Bà……………………….Chức vụ………………….Trưởng ban
-Ông/Bà………………………..Chức vụ………………….Uỷ viên
-Ông/Bà………………………..Chức vụ………………….Uỷ viên
II- Tiến hành thanh lý TSCĐ:
-Tên, ký mã hiệu, quy cách( cấp hạng) TSCĐ……………………..
-Số hiệu TSCĐ…………………………………………………………
-Nước sản xuất( xây dựng)……………………………………………
-Năm sản xuất…………………………………………………………..
-Năm đưa vào sử dụng…………………….Số thẻ TSCĐ…………
-Nguyên giá TSCĐ…………………………………………………….
-Gía trị hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý……………………
-Gía trị còn lại của TSCĐ………………………………………………
III- Kết luận của Ban hành lý TSCĐ
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………….
Ngày….tháng….năm
Trưởng ban quản lý
(Ký, họ tên)
IV- Kết quả thanh lý TSCĐ:
-Chi phí thanh Lý TSCĐ:……………………….(viết bằng chữ)……
-Gía trị thu hồi:…………………………………..(viết bằng chữ)…….
-Đã ghi giảm dố TSCĐ ngày……tháng…..năm….
Ngày…..tháng…..năm……
Giám đốc Kế toán trưởng
(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên)
Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công.
Website tham khảo: kynangketoan.vn
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất tphcm và hà nội